Gia công cnc : Nỗi buồn về vốn
Nước ta đang phấn đấu là nước công nghiệp hóa hiện đại hóa từ nay đến năm 2020, và ngành cơ khí, gia công cnc phải là ngành mũi nhọn của chúng ta
Nước ta đang phấn đấu là nước công nghiệp hóa hiện đại hóa từ nay đến năm 2020, và ngành cơ khí, gia công cnc phải là ngành mũi nhọn của chúng ta. Nhưng ngành này đang bị lãng quên, từ năm 2002 đến nay, nền cơ khí nước ta vẫn không có sự tiến triển gì, tỉ trọng trong nước chỉ có 32%, thua xa các nước bạn cùng khu vực. Trong khi đó, lãi xuất vay vốn cho ngành này là 11,4% trong khi đó, đối với ngành này, lãi xuất chỉ có 5% / năm.
Theo như chiến lược phát triển, ngành cơ khí sẽ có 8 nhóm ngành chính bao gồm chế tạo máy, đóng tàu, dệt may, cơ khí, gia công cnc... nhưng đến thời điểm hiện tại may ra chỉ có đóng tàu và dệt may là đang còn đi đúng hướng, đúng chính sách còn các ngành khác thì ngày càng khó khăn, thậm trí, tính từ năm 2012 đến nay, số lượng nhà máy cúng xưởng sản xuất cơ khí đóng cửa dừng sản xuất tăng dần theo các năm.
Lý giải cho điều này, chúng ta có thể nhìn nhận ngành này máy móc của chúng ta thật sự lạc hậu rất nhiều so với khu vực, chúng ta đang đi sau thế giới gần 10 năm, như vậy năng suất cực thấp, chất lượng sản phẩm sẽ không cao, mà giá thành lại cao, như vậy làm sao có sự cạnh tranh đối với các nước khu vực.
VN có hơn 3 nghìn doanh nghiệp và nhà xưởng làm việc liên quan đến gia công cnc, trong đó chỉ có hơn 1 ngàn là làm chế tạo, sản xuất còn lại là lắp ráp, sửa chữa, trong đó các ngành sản xuất thì máy móc cũng cách đây vài đời, cũ kỹ, năng suất rât kém.
Luôn nói là ngành mũi nhọn, nhưng nhiều năm qua, lãi suất cho các ngành này không có ưu đãi, lãi suất hàng năm thì thấp mà lãi suất vay thì cao, các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn.
Đơn giản như ngành cơ khí oto, để sản xuất cần hơn 1 ngàn tỷ, nhưng từ năm 2009 đến nay chỉ xin có 250 tỷ mà còn chưa được giải ngân, như vậy doanh nghiệp lấy đâu vốn để tái đầu tư sản xuất, cứ như vậy chúng ta lấy cái gì phát triển.
Không nói đâu xa, những nước bạn bên cạnh chúng ta, họ đã có những suy nghĩ rất khác về ngành cơ khí, đầu tư mạnh mẽ, khuyến khích phát triển và quan trọng là có định hướng.
Còn ở VN thì sao, thừa thầy thiếu thợ gia công cnc mà giới trẻ lại kiểu thích ăn hơn thích làm, hệ thống giáo dục chưa định hướng được sau khi ra trường thì sinh viên sẽ làm cái gì.
Vốn không có, cơ chế không có, nhân lực không có và đầu ra cũng không có, hướng đi nào cho cơ khí VN ?