Ngành cơ khí sẽ phát triển
VOV.VN - Việc ưu tiên tới 8 nhóm ngành trọng điểm trong điều kiện nguồn lực có hạn đã khiến công nghiệp cơ khí không phát huy được hiệu quả.
VOV.VN - Việc ưu tiên tới 8 nhóm ngành trọng điểm trong điều kiện nguồn lực có hạn đã khiến công nghiệp cơ khí không phát huy được hiệu quả.
Sau gần 15 năm triển khai Quyết định 186 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp cơ khí,
gia công cnc, đến nay hầu hết các mục tiêu đặt ra đều không đạt được. Trong khi khả năng đáp ứng của ngành cơ khí năm 2014 mới chỉ đạt 32,12% nhu cầu trong nước, thì giá trị nhập khẩu của ngành cơ khí năm 2014 lại tăng lên 26,53 tỷ USD, cao gấp 2 lần giá trị xuất khẩu. Điều này cho thấy rõ, tình trạng nhập siêu trong ngành cơ khí đang rất lớn.
Nguồn lực có hạn nhưng đầu tư dàn trải
Phân tích nguyên nhân dẫn đến kết quả không như mong muốn của ngành cơ khí, ông Nguyễn Quốc Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp, Ban kinh tế Trung ương nhận thấy, ngoài những yếu tố khách quan như cơ khí là ngành non trẻ, nguồn lực còn hạn chế… vẫn phải kể đến trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Ông Nguyễn Quốc Hoa đưa ra dẫn chứng về 3 nhóm chính sách cơ bản là chính sách về cơ sở hạ tầng, chính sách ngành và các chính sách hỗ trợ cụ thể. Nhưng ngay cả việc đánh giá về quá trình thực hiện, Chiến lược cũng chưa mang tính tổng thể của chính sách phát triển ngành cơ khí. Cơ quan quản lý phải chỉ ra được những vấn đề cơ bản cần giải quyết, khi giải quyết được những vấn đề đó mới có thể phát triển công nghiệp cơ khí, gia công cnc.
“Có một vấn đề rất lớn là chúng ta chưa đánh giá được việc đầu tư cho phát triển công nghiệp cơ khí, bởi vì không có đầu tư thì sẽ không có phát triển. Trong khi tỷ trọng của các doanh nghiệp cơ khí FDI ngày càng lớn, với nhiều công nghệ hiện đại, nhưng khả năng liên kết, hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước gần như là không có”, ông Nguyễn Quốc Hoa đánh giá.
Công nghiệp cơ khí chưa tạo được bước đột phá khi còn tập trung vào việc gia công, lắp ráp. (Ảnh minh họa: KT)
Chỉ rõ hơn “điểm yếu” trong phát triển công nghiệp cơ khí, ông Nguyễn Tăng Cường, Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung cho rằng, Việt Nam mong muốn phát triển công nghiệp cơ khí với nguồn lực có hạn nhưng lại đầu tư dàn trải, phân bố không đều, tập trung vào việc gia công, lắp ráp. Trong khi yêu cầu của một sản phẩm cơ khí bất kỳ đều phải trải qua 7 bước cơ bản: Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, tạo phôi, gia công cnc, lắp ráp, thử nghiệm và xuất xưởng.
“Với nguồn lực của đất nước có hạn chúng ta cần đầu tư có trọng điểm. Chúng ta nên đầu tư vào lĩnh vực thiết kế bởi đây là lĩnh vực thiết yếu liên quan đến nhiều ngành. Khi thiết kế được những sản phẩm đi vào cuộc sống, trở thành hàng hóa thì nhà nước sẽ hỗ trợ, như thế sẽ trọng tâm hơn”, ông Nguyễn Tăng Cường đề xuất.
Trong khi đó, ông Nguyễn Chỉ Sáng, Viện trưởng Viện nghiên cứu cơ khí nhận định, khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do, vào TPP… vai trò Hiệp hội là vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay, các Hiệp hội là tổ chức hoạt động tự nguyện nên khó tránh khỏi tình trạng khi doanh nghiệp thành viên có tiếng nói mạnh thì sẽ có ưu thế hơn. Do vậy, để phát triển, vai trò hiệp hội cũng cần rõ hơn, đảm bảo tính khách quan và mục tiêu phát triển chung của ngành.
Bàn về các giải pháp cụ thể, ông Nguyễn Chỉ Sáng cho rằng, 8 nhóm ngành cơ khí trọng điểm được xác định tại Chiến lược trước đây là quá nhiều và dàn trải, cần xác định lại các lĩnh vực ưu tiên và đi sâu vào các chính sách hỗ trợ. Thay vì loay hoay với việc hỗ trợ cho vay ưu đãi lãi suất thấp, thay vì ưu tiên hỗ trợ đầu tư trong khi nguồn lực hạn chế (dễ tạo ra cơ chế xin cho, thiếu minh bạch…), nên nghĩ đến việc hỗ trợ tạo thị trường, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp.
“Người làm chính sách hay người làm chiến lược phải vẽ ra được lĩnh vực nào, đơn hàng nào, thị trường nào doanh nghiệp nên đầu tư vào thì mới huy động được nguồn lực xã hội. Khi huy động được nguồn lực xã hội, ngành cơ khí sẽ vận hành theo quy luật thị trường”, ông Nguyễn Chỉ Sáng nói rõ.
Xác định trọng điểm, đa dạng thị trường tiêu thụ
Thừa nhận việc ưu tiên tới 8 nhóm ngành cơ khí trọng điểm thời gian qua là quá nhiều và không phát huy được hiệu quả, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) khẳng định, cơ quan này đã nghiên cứu và xác định sẽ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, gắn với tìm thị trường, đầu ra cho các sản phẩm.
“Trong dự thảo đưa ra lấy ý kiến về một số lĩnh vực cơ khí trọng điểm, đã nổi lên một số lĩnh vực như công nghiệp ô tô, cơ khí nông nghiệp, sản xuất thiết bị điện và ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành cơ khí. Những ngành này chúng tôi cũng có định hướng, xác định là đang có dung lượng thị trường đủ lớn và cơ hội trong tương lai vẫn còn nhiều. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển các sản phẩm trong cơ chế thị trường hiện nay”, ông Hoài cho biết.
Tìm kiếm thị trường cho sản phẩm cơ khí là đòi hỏi cấp thiết đối với ngành công nghiệp then chốt đang có tỷ lệ nhập siêu vào loại cao nhất hiện nay. Đa số các doanh nghiệp cho rằng, cùng với việc mở rộng tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước đầy tiềm năng.
Theo ông Trần Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh, cần sửa đổi, bổ sung Luật đấu thầu theo hướng gia tăng phần tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước đã sản xuất được từ 7,5% hiện nay lên khoảng 15%. Có như vậy, mục tiêu “tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí, gia công cnc giai đoạn đến năm 2020 đạt 15-16%/năm, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành chế biến, chế tạo trên 30% GDP sau năm 2025…” mới có cơ hội trở thành hiện thực./.