Ngành công nghiệp phụ trợ vẫn còn khó khăn
Việc cung ứng các linh kiện và thiết bị đạt chuẩn châu Âu, đang là sự khó khăn của các doanh nghiệp trong nước, nguyên nhân do đâu ?
Chế tạo Jig cho hệ thống dây Harness
NGuyên liệu cho các ngành công nghiệp phụ trợ vẫn phải nhập khẩu lên tới 80%
Kinh tế TP.HCM đã có những bước chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực. GDP bình quân tăng 9,6%/năm (gấp 1,66 lần so với cả nước), sau 30 năm quá trình đổi mới và hội nhập.
Các ngành: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất - nhựa - cao su, chế biến lương thực - thực phẩm đã đượ TP tập trung phát triển trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ước tính trong năm 2015, 4 ngành này chiếm tỷ trọng 60% so với toàn ngành công nghiệp của TP.
Tuy nhiên, dù đã có sự tăng trưởng về lượng, nhưng xét về chất, cấu trúc các ngành công nghiệp TP phát triển chưa thực sự bền vững và ngày càng bộc lộ những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Đến thời điểm hiện tại, trên 80% nguyên, vật liệu và phần lớn thiết bị, công nghệ của chúng ta vẫn phải nhập khẩu. Hoạt động sản xuất chủ yếu vẫn là phục vụ sửa chữa thay thế và gia công lắp ráp, như chế tạo jig, gia công CNC. Tiếp cận cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước còn thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn hoạt động dựa vào kinh nghiệm, tự khai thác thị trường . Nếu tính đến chuỗi giá trị toàn cầu, chúng ta chưa thể vươn xa và cạnh tranh được bằng các sản phẩm tự chế tạo.
Theo thống kê thì hiện nay, TP HCM có hơn 300 doanh nghiệp vốn trong nước và hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, chủ yếu là chúng ta nhận nguyên liệu từ các nước khác về,
gia công cnc và chuyển đi sang nước thứ 3, tức là chúng ta chỉ đóng vai trò như một nước trung gian với những sản phẩm
chế tạo jig,
gia công CNC. Chính vì vậy nên dù kim ngạch xuất khẩu tuy có tăng hàng năm, nhưng chúng ta cũng chỉ thu được một nguồn lợi rất nhỏ trong chuỗi cung ứng này.
Theo khảo sát của tổ chức Jetro (Nhật Bản), năm 2014, tỷ lệ nội địa hóa của công ty Nhật tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 33,2%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa ở miền Nam là 19,1% và ở miền Bắc là 11%. Tuy có tăng qua từng năm nhưng nhìn chung, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với con số 54,8% tại Thái Lan và 43,1% tại Indonesia.
Kết quả trên, tuy chỉ là thể hiện tỉ lệ nội địa hóa của một công ty Nhật tại Việt Nam, song nhìn rộng ra, nó lại đang rất đúng với tình trạng thực tế của Việt Nam bây giờ.
Công ty gia công CNC
Đâu là những nguyên nhân chính.
Có 4 nguyên nhân gây ra hạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam như sau:
- Xuất phát từ chính thuộc tính của các công ty vừa và nhỏ tại TP HCM. Vốn và tài sản ít nên khó tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, sản xuất lại phân tán. Doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào vòng lẩn quẩn của năng lực cạnh tranh, chậm đổi mới công nghệ nên năng suất, chất lượng sản phẩm thấp mà giá thành lại cao, kéo theo sau là lợi nhuận thấp, khó tích tụ vốn để tái đầu tư.
- Thiếu đồng bộ trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù trong thời gian qua, Trung ương và TP đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngành đã có nhiều nỗ lực nhưng theo ý kiến nhận định của doanh nghiệp, hiệu ứng, tác động của các cơ chế, tuy nhiên chính sách này chưa thực sự hiệu quả bởi phạm vi ưu đãi quá rộng, mang tính cào bằng và được lồng ghép trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, thủ tục tiếp cận rất nhiêu khê. Thiếu đầu mối quản lý tập trung và chồng chéo trong chỉ đạo, điều hành. Chưa hình thành các cụm liên kết chế tạo JIG ngành gắn với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng như thiếu các chương trình hỗ trợ như đào tạo nhân lực, mặt bằng, công nghệ, thông tin và tiếp cận thị trường phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Thiếu thông tin. Đây là nguyên nhân chung của cả nước, chưa có cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Dẫn đến, các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ không có thông tin và không biết về nhau. Dẫn đến việc lắp ráp các sản phẩm đầu cuối không đúng kỹ thuật cũng như yêu cầu, như vậy là sản phẩm làm ra mà không có người sử dụng.
- Chậm đổi mới về công nghệ gia công cnc. Đỏi hỏi của thị trường ngày càng cao về sản phẩm chất lượng và giá thành thấp, hoặc ít nhất cũng phải thấp hơn đồ nhập khẩu. Tuy nhiên, chỉ những công ty lớn với trang thiết bị hiện đại mới đáp ứng được các yêu cầu này, còn lại là rất khó. Có một khoảng cách công nghệ rất xa giữa các nhà lắp rắp và các nhà cung ứng nội địa do trình độ công nghệ của phần lớn doanh nghiệp chỉ đạt mức trung bình so với khu vực.
Có thể nói, trình độ công nghệ thấp đang là trở lực của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp phụ trợ của TP nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, các nhà lắp ráp đầu tư tại Việt Nam nhưng vẫn phải nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, chế tạo JIG từ nước ngoài đồng thời còn kéo theo những nhà cung ứng cho họ từ chính quốc. Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là vô cùng quan trọng, bắt buộc các doanh nghiệp tham gia phải luôn cải tiến công nghệ phù hợp với nhu cầu thị trường, vì thế đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đổi mới theo.